Kế hoạch phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao Thủ Đức
Chia sẻ
> Thủ Đức phải là trung tâm kinh tế, không phải nơi mua bán bất động sản
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố giai đoạn 2020 – 2035.
Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông chính là thành phố Thủ Đức, sẽ hình thành, phát triển trên hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia. Thành phố Thủ Đức có mục tiêu phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyên đổi số mạnh mẽ.
Định hướng phát triển đô thị
Dân số cư trú của Thủ Đức sẽ đạt mức 1,5 triệu người vào năm 2030, đạt mức 1,9 triệu người vào năm 2040 và đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Quy hoạch đô thị sẽ tính toán cho mức dân số tối đa để chuẩn bị cho nhu cầu tương lai.
Giao thông công cộng cần đáp ứng 50% – 60% nhu cầu đi lại. Mạng lưới đường trục chính đô thị cần hoàn thiện với khoảng cách giữa các tuyến đường từ 4 – 6 km.
Đến năm 2040, Thủ Đức đảm bảo chống ngập tới tần suất 80% (5 năm mới xảy ra ngập 1 lần).
10% diện tích đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố sẽ là công viên (tương đương 2.100 ha là các công viên, không gian mở). 30% diện tích công viên sẽ trở thành hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập (tương đương 630 ha đất làm hồ điều hòa).
20% tổng diện tích quy hoạch là mặt phủ tự nhiên cho phép thấm thấu nước mưa xuống lòng đất. 1.000 – 1.200 ha đất công nghiệp sẽ được bố trí trong đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố để đảm bảo không gian sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu phát triển.
Kế hoạch phát triển đô thị
Về lao động, việc làm, giai đoạn 1 (2020 – 2025) Thủ Đức sẽ có 20.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư trở lên, giai đoạn 2 (2025 – 2030) sẽ tăng lên 50.000. Giai đoạn 3 (2030 – 2040) sẽ có 150.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư trở lên.
Về kế hoạch phát triển ngành kinh tế, xã hội, số lượng doanh nghiệp, việc làm tăng trưởng 50% sau 5 năm, tỷ trọng GDP tăng trưởng 100% sau 5 năm, số lượng các phát minh sáng chế tăng trưởng 100% sau 5 năm.
Thủ Đức sẽ xây dựng thêm 500.000m2 sàn văn phòng hạng A và 1 triệu sàn văn phòng hạng B, C, thêm 1 triệu m2 sàn nhà xưởng, tăng trưởng 50% diện tích sàn các công trình giáo dục (trường đại học, trường dạy nghề) sau 5 năm và nâng cao chất lượng đào tạo.
Đến năm 2025, đạt mức 20% dân số sử dụng phương tiện công cộng, tăng 60% số km đường phục vụ giao thông công cộng sau 5 năm. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), diện tích sàn công trình xung quanh nhà ga giao thông công cộng trong bán kính 500m tăng 200% sau 5 năm.
Sau 5 năm hoàn thành Vành đai 2 và triển khai xây dựng Quốc lộ 13, Vành đai 3, hình thành dự án metro số 1 với Bình Dương, triển khai xây dựng cầu Cát Lái, cầu Nhơn Trạch.
Giai đoạn phát triển xanh và bền vững đến năm 2040, đạt được mục tiêu có 10% đất đai cho công viên và không gian mở (khoảng 2.100 ha), đảm bảo chống ngập với tần suất 80%, dành ra 20% tổng diện tích quy hoạch, được giữ mặt phủ tự nhiên cho phép thẩm thấu tự nhiên của nước mưa xuống lòng đất.
Các khu vực trung tâm đổi mới sáng tạo chính
Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Trung tâm công nghệ tài chính: đây là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo về công nghệ tài chính trong cự ly gần đến trung tâm hiện hữu Thành phố.
Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc – Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: được quy hoạch về phát triển thể dục thế thao và chăm sóc sức khoẻ, hình thành một cộng đồng toàn diện, chất lượng sổng cao. Đây sẽ là một trong các lợi thế cạnh tranh giúp TP.HCM trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng, thu hút người lao động có thu nhập cao chọn địa điểm sinh sống tại TP.HCM.
Khu Công nghệ cao – Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học: sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng với các hoạt động nghiên cứu phát triên, tự động hóa sản xuất, thiết kế đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phấm mang tính đột phá, trở thành là nền tảng cho phát triến kinh tế địa phương.
Khu Đại học Quốc gia Thành phố – Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục là một quần thể giáo dục đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc tăng cường hợp tác với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau và giao lưu trao đổi ý tưởng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất đồng thời hồ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới.
Khu Linh Trung kết nối Đại học Quốc gia và Khu Công nghệ cao: đây là khu vực có các chức năng sẽ hô trợ cả Khu Công nghệ cao và Đại học Quôc gia Thành phố và có thể hình thành một trung tâm đổi mới và khởi nghiệp theo hướng sử dụng hỗn hợp mạnh mẽ.
Khu Tam Đa, Long Phước – Trung tâm công nghệ sinh thái: tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đông Quận 9 để thúc đấy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm quảng bá, chế biến thực phâm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực.
Khu Trường Thọ – Đô thị tương lai: tái phát triển khu vực cảng theo mô hình thành phố thông minh, một “phòng thí nghiệm đô thị” tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật và sẽ là nơi áp dụng công nghệ mới nhất của đô thị sáng tạo – thành phố Thủ Đức.
Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam bộ Khu cảng quốc tế Cát Lái: Tiếp tục phát huy thế mạnh của Cảng Cát Lái, chuyển đổi công nghệ cảng để hoạt động hiệu quả hơn.
Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam: tất cả các khu vực được phép xây dựng công trình tại 3 quận phía Đông sẽ thực hiện quản lý linh hoạt cho phép tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp.