ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Featured Xây dựng

TP.HCM điều chỉnh quy hoạch phân vùng và hướng phát triển không gian

Chia sẻ

> Có gì trong quy hoạch chung TP.HCM đến 2040, tầm nhìn đến 2060?

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6/10/2010. Trong thời gian qua, đồ án này là định hướng quan trọng để TP.HCM xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư, xây dựng và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội mà đồ án này đặt ra vẫn đang tồn tại nhiều thách thức cần phải thay đổi cho phù hợp với tính đa dạng hóa của nền kinh tế thị trường trong khu vực và toàn cầu, theo xu hướng chung phát triển đa cực, linh động thích ứng với điều kiện chung…

Do đó, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc tổ chức lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Viện Quy hoạch xây dựng là đơn vị tư vấn xác định việc nghiên cứu điều chỉnh.

Hướng phát triển không gian của TP.HCM

Khu đô thị trung tâm: là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khu trung tâm hiện hữu khoảng 930 ha bao gồm các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, bao gồm 5 khu chức năng đô thị đặc thù. Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã hình thành cơ bản hạ tầng đô thị và các cụm nhà ở.

Khu trung tâm cấp thành phố vẫn đang được tiến hành các chương trình chỉnh trang đô thị để nhằm bảo đảm phát triển bền vững giữa bảo tồn các công trình di sản kiến trúc với các nhu cầu chỉnh trang đa dạng các khu dân cư, cơ quan hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ v.v…

Ngoài khu trung tâm, TP.HCM được định hướng mở rộng phát triển theo nhiều hướng.

Hướng chính phía Đông – hướng phát triển thành phố Thủ Đức (khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông) có tổng diện tích tự nhiên 21.151,15ha, có điều kiện và tiềm năng thuận lợi phát triển đô thị: trục chính xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1, tuyến trục chính cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, kết nối với các khu chức năng quan trọng: Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia; liên kết với các động lực phát triển quan trọng như trung tâm thành phố, khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết nối với sân bay Long Thành, đô thị mới Nhơn Trạch…

Hướng chính phía Đông chưa hình thành được các khu đô thị quy mô lớn, đồng bộ. Thực tế các dự án đầu tư quy mô nhỏ, vị trí phân tán, số lượng nhiều làm ảnh hưởng lớn tới việc nối kết hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đây cũng chính là thực trạng khu vực thành phố Thủ Đức (khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông).

Hướng chính phía Nam có hành lang phát triển đi qua địa bàn quận 4, quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ; bao gồm các động lực phát triển chính là Khu đô thị Nam thành phố, trong đó đã hình thành Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, các khu dân cư tập trung lớn… Khu vực này cũng tập trung nhiều cảng lớn, giao thông thủy phát triển.

Dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ hạ tầng tuyến đường chính cơ bản hoàn chỉnh. Các dự án đã phát triển dọc theo tuyến này tập trung trong ranh Khu Nam TP, kéo dài đến đến khu lân cận. Cơ bản tuyến này có xu hướng phát triển nhưng vẫn chậm. Khu đô thị Hiệp Phước từ khi đồ án quy hoạch chung được duyệt đến nay vẫn chưa hoàn thành đồ án quy hoạch phân khu 1/2000, hiện gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư để triển khai thành khu đô thị mới.

Hướng phụ phía Tây Bắc có hành lang phát triển đi qua quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi; trong đó khu vực quận 12, huyện Hóc Môn vốn là khu vực có dân cư hiện hữu lâu đời, trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Được đánh giá là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển đô thị đồng bộ hoàn chỉnh, thực tế quá trình đô thị hóa hướng này thời gian qua diễn ra theo kiểu “dầu loang”, các khu dân cư hình thành manh mún, thiếu kiểm soát, không đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Các dự án quy hoạch khu đô thị, khu dân cư có quy mô hoàn chỉnh lại gần như rất chậm hoặc không triển khai như Khu dân cư đô thị Tân Thới Nhì và Khu dân cư đô thị Tây Hiệp, khu đô thị ĐH Viut, khu đô thị sinh thái quận 12. Khu đô thị Tây Bắc được quy hoạch là cực phát triển hướng này. Đến nay, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu 1/2000 đã phủ kín các phân khu quy hoạch, tuy nhiên quá trình kêu gọi đầu tư xây dựng diễn ra chậm, chưa triển khai dự án.

Hướng phụ phía Tây, Tây Nam, Ngoại trừ trục đường Nguyễn Văn Linh đã được bồi thường giải phóng mặt bằng đủ lộ giới và đầu tư giai đoạn I cơ bản hoàn chỉnh qua các quận huyện 7, 8, Bình Chánh kết nối các khu chức năng của Khu đô thị phía Nam thành phố. Các trục giao thông chính theo hướng Bắc Nam của Thành phố và Vành đai chưa được kết nối và đầu tư hoàn chỉnh.

Phân vùng phát triển TP.HCM

Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển. Khu nội thành hiện hữu hiện đã phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000. Dân số hiện trạng 4,53 triệu người (tháng 4/2019) đã vượt mức quy hoạch dự báo.

Công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị đi đôi với nâng cao chất lượng sống của người dân và bảo tồn di sản văn hóa-lịch sử-kiến trúc đã được quan tâm. Nhiều chương trình chỉnh trang, cải tạo đô thị đã được triển khai như Chương trình cải tạo vệ sinh môi trường (bao gồm nhiều dự án như dự án vệ sinh môi trường tại lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè; dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hũ-Bến Nghé, Kênh Đôi-Kênh Tẻ…).

Tuy đã được cải thiện một phần, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và tốc độ phát triển của kinh tế – xã hội. Giao thông chưa đảm bảo phục vụ, thường xuyên ùn tắc, ô nhiễm không khí và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, ngập úng, thiếu nước thiếu điện… Tiến độ thực hiện các công trình, dự án còn chậm.

Khu nội thành cũ, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội khu vực và nhu cầu thực tế, chưa triển khai hiệu quả. Chưa xác định cụ thể khu vực đặc thù 120ha theo quy hoạch chung.

Khu vực cải tạo, chỉnh trang xây dựng mới, mô hình ở từng bước thay đổi dẫn đến sự thay đổi về mật độ dân cư trong khu vực nội thành cũ. Loại hình chung cư phát triển mạnh, thực hiện thay thế các chung cư cũ, xuống cấp bằng các dự án ở có quy mô dân số cao. Các khu vực có di sản kiến trúc đô thị bị thay thế bằng công trình cao tầng hoặc đổi chức năng, các lô đất bị chia cắt nhỏ hơn trước.

Khu nội thành phát triển, các khu đô thị phía Đông – Bắc, ngoài Khu đô thị mới Thủ Thiêm cơ bản đã hình thành đã bổ sung các khu đô thị quy mô lớn như Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quy mô 174 ha, 178ha); Khu dân cư An Phú – An Khánh (quy mô 131ha) và Khu đô thị An Phú (quy mô 87ha); các khu đô thị quy mô lớn dần được triển khai như Khu dân cư Đông Tăng Long, Khu công nghệ cao…

Tuy nhiên, tình hình phát triển đô thị và người dân về cư ngụ chưa tương xứng với lợi thế hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tập trung.

Các khu công nghiệp tập trung phía Tây và Nam đã và đang thành lập chậm thu hút đầu tư, chịu sự cạnh tranh vùng đô thị (do các tỉnh lân cận có giá đất và nhân công rẻ), khả năng kết nối vùng tốt, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ tác động tính cạnh tranh khu vực phía Tây Thành phố. Định hướng phát triển các khu đô thị và khu dân cư phía Tây chưa phù hợp và gắn với các khu công nghiệp tập trung về đối tượng và mô hình phát triển đô thị.

Các khu dân cư mới phát triển lan tỏa theo chiều rộng, chưa có động lực hỗ trợ phát triển theo chiều sâu (phát triển cao tầng, nâng cao chất lượng sống đô thị dành quỹ đất cho công viên cây xanh, công trình công cộng và hệ thống giao thông công cộng.

Khu đô thị mới Nam Thành phố, ngoài khu đô thị mới (Khu A) quy mô 484,2 ha cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; các tiểu khu trung tâm và khu chức năng còn lại chưa được đầu tư đồng bộ, còn manh mún (giá đất biến động nhanh, ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ); các chủ đầu tư thành phần còn hạn chế về vốn, kinh nghiệm, tầm nhìn.

Việc đầu tư hệ thống giao thông đường bộ và giao thông công cộng của Khu đô thị Nam Thành phố kết nối với các trục Bắc – Nam Thành phố chưa thông suốt, hạn chế phát triển các tiểu trung tâm và các khu chức năng còn lại của khu vực này.

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments