ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Featured Xây dựng

Căn hộ dịch vụ và khách sạn ở TP.HCM gặp khó thế nào?

Chia sẻ

Căn hộ dịch vụ tại TP.HCM bị căn hộ mua để cho thuê cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, khách sạn giảm sâu công suất phòng và giá.

Căn hộ dịch vụ bị cạnh tranh gay gắt

Trong quý 1/2021, nguồn cung căn hộ dịch vụ tại TP.HCM giảm 2% theo quý, do 3 dự án đóng cửa. Hạng C bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch do các chủ thuê phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt từ phương thức căn hộ mua để cho thuê. Một dự án hạng C cắt giảm nguồn cung phòng cho thuê.

Căn hộ dịch vụ không có dự án mới, trong khi một số dự án trì hoãn ngày khai trương. Tuy nhiên, trong chín tháng tới dự kiến sẽ có khoảng 300 căn hộ dịch vụ từ 4 dự án. Trong đó có 260 căn hộ từ 3 dự án ở khu vực ngoài trung tâm.

Tình hình hoạt động căn hộ dịch tiếp tục có xu hướng giảm. Trong quý 1/2021, giá thuê trung bình là 22USD/m2/tháng, giảm 2% theo quý. Trong khi công suất thuê trung bình là 63%, giảm 2 điểm phần trăm theo quý. Công suất chủ yếu bị ảnh hưởng từ việc hủy hợp đồng dài hạn và nhu cầu ngắn hạn giảm.

“Phân khúc căn hộ dịch vụ vẫn đang chịu ảnh hưởng từ Covid-19. Tuy nhiên tình hình chung khá ổn định. Thị trường sẽ nhanh chóng trở lại khi vận chuyển quốc tế hồi phục”, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Thị trường, Savills TP.HCM nhận định.

Để thu hút người thuê mới và duy trì các hợp đồng thuê hiện có, chủ nhà đã cung cấp nhiều ưu đãi hơn như giảm giá thuê, tăng phụ cấp điện nước và miễn phí nâng cấp.

Tuy vậy, về dài hạn, triển vọng phân khúc căn hộ dịch vụ được đánh giá rất khả quan. Dự báo tăng trưởng kinh tế tăng trưởng mạnh, quá trình triển khai vắc xin Covid trên toàn cầu và gia tăng FDI, tất cả đều cho thấy nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình hình của phân khúc trong ngắn hạn sẽ tiếp tục bấp bênh, do các chuyến bay thương mại vẫn còn hạn chế, lượng chuyên gia nước ngoài giảm.

Nguồn cung khách sạn giảm mạnh

Thị trường TP.HCM quý vừa qua có khoảng 15.000 phòng từ 100 khách sạn, giảm 2% theo quý và 8% theo năm. Sự sụt giảm là do 208 phòng ở một dự án 5 sao và 323 phòng ở bốn dự án 3 sao. Một số chuỗi, bao gồm A & Em và Liberty, đã cắt giảm lượng phòng cung cấp và dịch vụ để cắt giảm chi phí và tập trung nhu cầu vào các địa điểm chính.

17 khách sạn cung cấp tổng cộng 2.400 phòng ở cả ba hạng đang hoạt động như những cơ sở cách ly tạm thời.
Ngành du lịch tiếp tục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, đặc biệt là tại các thành phố trong làn sóng dịch thứ 3, trong đó có TP.HCM. Công suất quý 1/2021 là 17%, giảm 3 điểm phần trăm theo quý và 31 điểm phần trăm theo năm.

Giá phòng trung bình là 62USD/phòng/đêm, giảm 20% theo năm. Do phụ thuộc lớn vào nguồn khách doanh nghiệp và quốc tế, phân khúc 5 sao bị ảnh hưởng nhiều nhất, với giá phòng giảm 30% theo năm và công suất giảm 35 điểm phần trăm theo năm.

Nhìn chung, ngành du lịch vẫn khó khăn sau một năm đối mặt với các tác động của Covid-19. Đến cuối quý 1, doanh thu từ du lịch giảm 60% theo năm, hơn 80% doanh nghiệp du lịch vẫn còn lại đóng cửa, theo Sở Du lịch TP.HCM.

Du lịch nội địa vẫn là thị trường chính trong năm nay. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Việt Nam dự kiến có 80
triệu lượt khách nội địa tạo ra mức doanh thu 16,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. TP.HCM đặt mục tiêu đón trên 30 triệu lượt khách nội địa, chiếm gần 40% con số của cả nước.

“Khách du lịch nội địa vẫn là nhân tố chính chi phối thị trường với mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2021”, ông
Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương nhận xét.

____________

Bài liên quan

Nguồn cung căn hộ ở TP.HCM khởi đầu chậm nhưng sắp bứt tốc

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments