ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Bất động sản Featured

Thị trường bất động sản diễn biến thế nào trong năm sau?

Chia sẻ

Năm 2022, nhiều dự báo cho rằng GDP của Việt Nam có thể lên đến 6.5%, gần tương đương mức của năm 2019 trở về trước. Từ đó, thị trường bất động sản sẽ có thể diễn biến theo hướng khả quan hơn.

Trưa ngày 28/12, Bộ Y tế chính thức thông tin về ca bệnh Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam là người nhập cảnh từ Anh.

 

Theo thông tin công bố, ngày 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 1 trường hợp là hành khách K.V.H.M trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối 19/12/2021), hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2. Kết quả giải trình tự gene sau đó chính thức xác định bệnh nhân mang biến chủng Omicron (B.1.1.529).

Trước thông tin này cũng dấy lên lo ngại cho thị trường BĐS, khi mà dịch bệnh là nhân tố khiến BĐS “chịu trận” suốt thời gian qua. Vì thế, việc lo ngại chủng mới bùng phát sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường BĐS trong năm 2022 là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, các dự báo về thị trường bất động sản năm 2022 đều phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố và khó lường trước những diễn biến vĩ mô, đặc biệt là tình hình phức tạp của đại dịch với biến thể mới.

Tuy vậy, vị chuyên gia này cho rằng, năm 2022, nhiều dự báo cho rằng GDP của Việt Nam có thể lên đến 6.5%, gần tương đương mức của năm 2019 trở về trước. Từ đó, thị trường bất động sản sẽ có thể diễn biến theo hướng khả quan hơn.

“Có thể thấy Quý 4/2021 đang tăng tốc lấy lại phần nào những gì đã mất của Quý 2 – Quý 3/2021. Đây vừa là cơ sở, vừa là sự tiếp nối cho hoạt động của thị trường trong năm 2022 khi chúng ta đã xác định sống chung với dịch. Nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch, dự báo thị trường bất động sản năm 2022 sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2021”, ông Hoàng khẳng định.

Thị trường BĐS diễn biến thế nào trong năm sau? - Ảnh 1.

 

Cụ thể, nguồn cung mới có thể sẽ tăng hơn so với năm 2021 và có thể tương đương như năm 2019 cho tất cả các phân khúc từ căn hộ đến nhà phố/biệt thự. Riêng đất nền có thể sẽ không tăng do các dự án phân lô đang ngày càng bị siết thủ tục.

Trong nửa đầu năm 2022, theo ông  nguồn cung mới và sức mua được duy trì ổn định như Quý 4/2021, có thể sẽ tăng nhẹ nhưng không quá mạnh mẽ. Trong nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung mới và sức mua.

Bất động sản hạng sang và siêu sang vẫn sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong khi loại hình nhà ở vừa túi tiền đang ngày càng khan hiếm. Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch.

Ngoài vấn đề về nguồn cung, sức cầu, giá cả, theo ông Hoàng, đất nền các tỉnh giáp ranh vẫn là kênh đầu tư được ưu tiên hàng đầu. Người mua chú trọng yêu cầu chất lượng sản phẩm, môi trường sống. Xu hướng áp dụng công nghệ trong giới thiệu và bán hàng trực tuyến tiếp tục phát triển. Nở rộ hình thức đầu tư chia nhỏ sản phẩm và áp dụng công nghệ,…

Cũng có góc nhìn lạc quan về thị trường BĐS trong năm tới, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, dù đang trong bối cảnh các dự án pháp lý và bất động sản Việt Nam gặp khó khăn nhưng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn hiểu được vấn đề và họ rất kiên nhẫn trong việc tham gia thị trường vào giai đoạn này, và đây đặc biệt là kênh tích lũy cho các khoản đầu tư của họ. Dù đang trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng bất động sản nhà ở vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng trong năm 2022 – 2023, đối với những khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn khó khăn thì nguồn tiền trong nền kinh tế vẫn còn. Do vậy đầu tư và chứng khoán và bất động sản nhà ở sẽ là chiều hướng của sóng đi lên trong 2022 – 2023.

Mặc dù vậy, nếu nền kinh tế gặp khó khăn và dịch bệnh tiếp tục gây ra những hạn chế về giãn cách xã hội (nếu có) cũng như vấn đề khác liên quan đến nền kinh tế, thì tôi nghĩ  tính thanh khoản của tài sản là rủi ro lớn nhất. Đối với người dân, với khoảng tầm 1 – 3 tỷ đồng để mua một sản phẩm nhà ở tại Tp.HCM cũng là một câu chuyện lớn.

Như vậy, nếu rủi ro có xảy ra thì tính thanh khoản của sản phẩm sẽ đáng lo hơn là giá trị bị rớt giá bởi vì những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân”, TS Khương nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống kinh tế

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
VN Build Forum Editor

VN Build Forum Editor

  • 1
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments