ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Bất động sản Featured

Dự báo nhiều trụ cột tăng trưởng cho bất động sản 2022

Chia sẻ

Thị trường bất động sản đã trải qua một năm 2021 nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo thị trường sẽ có nhiều trụ cột tăng trưởng liên quan đến kinh tế vĩ mô trong năm 2022.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, cho rằng những yếu tố lợi thế của bất động sản Việt Nam vẫn đang giữ nguyên trong dài hạn.

Dự báo nhiều trụ cột tăng trưởng cho bất động sản 2022

Thị trường sẽ có nhiều trụ cột tăng trưởng liên quan đến kinh tế vĩ mô trong năm 2022. Ảnh minh hoạ

Về dòng tiền đầu tư nước ngoài, ông Thanh cho rằng Việt Nam là một điểm đến hứa hẹn, khi các thị trường xung quanh nóng lên hoặc bất ổn chính trị.

“Gói kích thích đang trông đợi được tung ra. Chính sách tín dụng có điều chỉnh. Năm 2022 sẽ là năm tiếp tục củng cố về thể chế. Tập trung vào các chính sách quản lý thị trường, quản lý dữ liệu thị trường”, ông Thanh cho biết.

Dự báo về xu hướng thị trường trong năm tới, ông Thanh cho biết nguồn cung mới sẽ tăng so với 2021. Tăng trưởng chung cả thị trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi các cơ chế, chính sách.

Đất nền vẫn sẽ có sức hấp thụ tốt, do phù hợp hơn với nhu cầu tài sản trú ẩn. Giá sẽ tiếp tục tăng, tuy có thể không còn mạnh như giai đoạn trước.

Giá căn hộ bình dân và có thể cả trung cấp sẽ tăng chậm hơn, để duy trì lượng hấp thụ.

Bên cạnh đó, bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản du lịch sẽ là điểm sáng hấp dẫn đầu tư của năm 2022, với vai trò tiên phong trong thúc đẩy đô thị hoá.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, cho rằng chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng từ y tế sang kinh tế, nhưng là khủng hoảng ngắn, đã và đang phục hồi tốt. Nhiều nước đã quay trở về trạng thái trước dịch, nhưng Việt Nam có vẻ hơi lỡ nhịp so với quốc tế.

Theo ông Lực, 2022 sẽ là một năm tươi sáng đối với ngành bất động sản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo mức 4,5-5%, dịch bệnh được kiểm soát, tỷ giá và lãi suất ở mức tương đối ổn định, lạm phát năm 2022 ở mức 3,3%.

Ông Lực dự báo giá nguyên vật liệu sẽ dịu dần, cơn sốt bất động sản đã và sẽ được kiểm soát.

Giá nhà hầu như không giảm, thậm chí còn tăng từ 5-9% theo từng địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn cung trong khi cầu không giảm.

Về nguồn vốn vào thị trường bất động sản, ông Lực dự báo trong năm 2022, nguồn vốn đối với thị trường bất động sản sẽ tăng khoảng 9%. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2 triệu tỉ đồng, chiếm 19% tổng dự nợ của nền kinh tế.

Theo dự báo của quốc tế về tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, nhìn chung đều khả quan. Tăng trưởng kinh tế thấp nhất là 6%, cao nhất là 8% với các điều kiện: phòng chống dịch bệnh tốt, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội mà Quốc hội vừa thông qua.

Tuy nhiên, theo ông Lực, ngành bất động sản thời gian tới cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức.

Cụ thể, phương thức phòng chống dịch vẫn còn thiếu nhất quán. Bản thân lĩnh vực bất động sản cũng có phân khúc đi ngang, có phân khúc đi lên… Nhìn chung sức cầu còn yếu, dịch vụ phục hồi chậm.

Hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19. Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tăng.

Bên cạnh đó, dịch bệnh vẫn còn phức tạp với nhiều biến thể mới có thể khiến kinh tế thế giới 2022 tăng trưởng chậm hơn, giảm từ 0,2-0,4%. Tình hình chính trị phức tạp sẽ tác động đến giá nguyên liệu và năng lượng. Giá cả lạm phát năm nay vẫn ở mức cao. Các nước thu hẹp các gói hỗ trợ và bắt đầu tăng lãi suất.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều thách thức khi còn thiếu khung pháp lý cho những mô hình kinh doanh mới. Cùng với đó là vấn đề dữ liệu, nguồn nhân lực cho chuyển đổi số còn hạn chế.

Trong bối cảnh đó, ông Lực cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữ lao động… Doanh nghiệp bất động sản cần chuyển đổi số đón đầu xu hướng mới và thích ứng, quản lý rủi ro.

Đồng thời, doanh nghiệp cần có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, từ việc thay đổi chiến lược, quan tâm hơn đến làm việc từ xa và đào tạo chuyển đổi số.

Về phía Chính phủ, cần ưu tiên phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách lành mạnh. Nếu vì một lý do nào đó mà bóp nghẹt, thì nền kinh tế sẽ không có vốn để phát triển.

Theo Cafeland

5 1 vote
Article Rating
Thẻ
VN Build Forum Editor

VN Build Forum Editor

  • 1
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments