ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Doanh nghiệp

Cổ phiếu thép ‘dậy sóng’

Chia sẻ

Trong ngày thị trường chứng khoán gần như đỏ lửa thì các cổ phiếu thuộc ngành thép lại đồng loạt tăng mạnh.

Phiên giao dịch 15.4, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực bán khá mạnh từ nhà đầu tư. Trong nhóm cổ phiếu VN30, ngoại trừ VIC, VHM, HPG và NVL các cổ phiếu khác đều chìm trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch chỉ số VN-Index giảm 8,6 điểm, lùi về mốc 1.247 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 294 mã giảm điểm, trong khi chỉ có 141 mã tăng điểm.

Cổ phiếu ngành thép đồng loạt tăng mạnh trong phiên 15.4. Ảnh: PV.

Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường chứng khoán bị sắc đỏ nhấn chìm thì các cổ phiếu ngành thép lại đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, cổ phiếu của Thép Thủ Đức (TDS) tăng trần với mức tăng 14,8%. Các cổ phiếu khác của Tôn Hoa Sen (mã HSG) và Thép Hòa Phát (mã HPG) cũng tăng lần lượt 5,3% và 2,8%.

Năm 2020 chứng kiến sự gia tăng thị phần mạnh mẽ của Hòa Phát, từ 26,2% trong năm 2019 lên 32,5% trong 11 tháng đầu năm 2020. Điều này là do sự gia tăng công suất từ Khu liên hợp gang thép Dung Quất, cũng như lợi thế cạnh tranh đáng kể về quy mô và chi phí sản xuất so với các đối thủ trong nước. Và mới đây, quý I/2021 Hòa Phát sản xuất 2 triệu tấn thép thô, tăng 60% so với cùng kỳ. Mức sản lượng này đưa Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.

Thị phần của Hoa Sen, công ty sản xuất thép dẹt hàng đầu, cũng tăng từ 30% trong năm 2019 lên 33% trong 11 tháng đầu năm 2020. Điều này chủ yếu nhờ vào kênh xuất khẩu, do Công ty đã đa dạng hóa cơ sở thị trường trong những năm gần đây, và nhờ đó có thể mở rộng sản lượng xuất khẩu tốt hơn các công ty trong nước khác.

Theo đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư (SSI Research), tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020. Các động lực thúc đẩy nhu cầu thép bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, điều này cũng giúp thúc đẩy hoạt động xây dựng dân dụng dọc theo các công trình cơ sở hạ tầng và dự án FDI.

Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020, được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

SSI Research ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.

Về dài hạn, SSI Research cho biết họ khá lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành thép. Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới. Ngoài ra, các công ty như Hòa Phát có thể tận dụng tối đa nguồn cung thép cuộn cán nóng trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.

Theo Nhịp cầu đầu tư

___________

Bài liên quan

Hòa Phát bán hơn 1 triệu tấn thép trong tháng 3

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
VN Build Forum Editor

VN Build Forum Editor

  • 1
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments