ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Featured Xây dựng

Thủ tướng ‘cứu’ thị trường bất động sản hậu dịch Covid-19

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Đây được xem là bước khai thông quan trọng cho hàng trăm dự án bất động sản bị “tê liệt” vì dịch Covid-19 thời gian qua.

Nghị quyết tạo điều kiện cho nhà đầu tư

Theo nghị quyết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời, còn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng.

Nhà đầu tư xây dựng khu đô thị thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục.

Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết định việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 1/7/2015 cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực.

Theo đó, nghị quyết được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 5/11, nêu rõ:

Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.

Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, đồng thời được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, thì thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và quyết định chấp thuận đầu tư của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.

Đối với các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, thì thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.

Doanh nghiệp chỉ còn làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Lâu nay, để xây dựng dự án đô thị, các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư (hoặc dưới hình thức văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hoặc dưới hình thức quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư 2014) và thủ tục chấp thuận đầu tư theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.

TP.HCM hiện có 126 dự án nhà ở thương mại bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng.

Hai thủ tục này gần giống nhau về mặt hồ sơ, nội dung thẩm định và cơ quan có thẩm quyền xem xét. Thực tế này gây chồng chéo, lãng phí và chậm trễ về thủ tục, làm ách tắc và suy giảm về nguồn cung. Đây là một trong những yếu tố chính khiến giá bất động sản đô thị leo thang thời gian qua.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – HoREA, tại TP.HCM hiện có tới 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, phải chuyển mục đích sử dụng đất, đang bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng.

Nếu tính cả các dự án chưa trình duyệt, số lượng dự án bị ngừng triển khai còn nhiều hơn. Điều này làm nguồn cung dự án và nguồn cung nhà ở bị sụt giảm rất lớn, dẫn đến giá nhà tăng, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tinh thần áp dụng một thủ tục đầu tư thống nhất tại Nghị quyết 164/NQ-CP đã được thể hiện trong Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021).

Theo đó, chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở, khu đô thị sẽ chỉ phải làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo duy nhất Luật Đầu tư, sau đó mới triển khai các thủ tục khác theo quy định của luật chuyên ngành.

Luật Đầu tư cũng thống nhất thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư” đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, gồm đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác.

Như vậy, cùng với nhiều văn bản như Nghị định số 25/2020/NĐ-CP về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được ban hành từ đầu năm, Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết 164 và Luật Đầu tư 2020, một số điểm nghẽn pháp lý mấu chốt của thị trường bất động sản tồn tại qua nhiều năm đã bước đầu được khai thông.

Long Đạo

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
VN Build Forum Editor

VN Build Forum Editor

  • 1
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments