ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Doanh nghiệp Featured

Doanh nghiệp xây dựng ráo riết tạo nguồn nhân lực chất lượng

Chia sẻ

> Hàng nghìn doanh nghiệp tê liệt, ngành xây dựng – bất động sản vẫn góp hơn 10,5% GDP

Theo tính toán, ngành xây dựng Việt Nam cần đến 500.000 lao động mỗi năm, trong đó nhân lực lành nghề là nhân tố quyết định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Nhân lực qua đào tạo chiếm khoảng 65%

Với tốc độ phát triển của ngành xây dựng như hiện nay, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra dự báo, số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới 12 – 13 triệu người.

Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh về nhân sự kỹ thuật và công nhân lành nghề

Theo đó, mỗi năm, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động. Nhân lực của ngành vật liệu xây dựng dự kiến cũng tăng theo lên gần 3 triệu người.

Không chỉ gia tăng về số lượng, ngành xây dựng còn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tỷ lệ nhân lực ngành xây dựng qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 65%.

Ngành xây dựng phát triển khá nhanh, nhiều nhà thầu lớn của Việt Nam vươn tầm thắng thầu ở nước ngoài. Do đó, bên cạnh các yếu tố nguồn vốn, trang thiết bị và công nghệ, các doanh nghiệp xây dựng càng phải tập trung vào yếu tố nhân lực.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn xác định nhân sự kỹ thuật và công nhân lành nghề là một trong những lợi thế cạnh tranh, nên đầu tư bài bản cho đội ngũ này. Nhiều doanh nghiệp xây dựng dành nguồn kinh phí cho công nhân tham gia các chương trình trao đổi, hợp tác với nước ngoài về đào tạo nhân lực.

Nhiều ông lớn trong ngành đẩy mạnh phát triển nhân lực

Hồi tháng 3 năm nay, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) về việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho tập đoàn nói riêng và ngành xây dựng nói chung.

Các tên tuổi lớn trong ngành đều có chính sách thu hút, giữ chân nguồn nhân lực

Hai bên thỏa thuận khoảng 10 nội dung hợp tác, cùng tập trung phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam trên trường quốc tế; thúc đẩy gắn kết và tham gia của Tập đoàn Hòa Bình vào các hoạt động của giáo dục nghề nghiệp…

Đến tháng 6/2020, Hòa Bình ký biên bản ghi nhớ với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội về việc triển khai, thực hiện mô hình kết hợp giữa đào tạo nghề tại nhà trường gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Các nhà thầu tên tuổi trong ngành xây dựng như Sông Đà, Vinaconex, Lilama hay các thương hiệu mạnh như Coteccons, Delta, Newteccons… cũng đều có những chính sách thu hút, giữ chân và đào tạo nguồn nhân lực. Thậm chí, các doanh nghiệp truyền thống còn sở hữu các trường đào tạo nghề có tuổi đời lên đến vài chục năm.

Đào tạo theo thực tế từng doanh nghiệp

Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhiều công trình lớn ở nước ta vẫn phải phụ thuộc nguồn nhân lực nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát và vận hành thiết bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm, công trình hóa chất phức tạp.

Gắn kết chặt chẽ nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, cần tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “nhà” gồm nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật”…

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, cho biết, Hiệp hội đang nghiên cứu khả năng hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại các cơ sở của các doanh nghiệp trong Hiệp hội, hướng tới đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp.

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments