ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Bất động sản Featured

TP.HCM trao quyền tự chủ cho mọi nguồn lực để phát triển nhà ở và đô thị

Chia sẻ

TP.HCM có nhiều mục tiêu và giải pháp đáng chú ý về phát triển nhà ở và phát triển đô thị với tầm nhìn xa, từ năm 2030 trở đi.

Tư nhân tham gia sâu rộng vào phát triển đô thị

Giai đoạn từ năm 2030 trở đi, TP.HCM sẽ khắc phục cơ bản các tồn tại về thể chế trong giai đoạn trước, đặc biệt là lĩnh vực quy hoạch, quản lý phát triển gắn với huy động nguồn lực. Bên cạnh đó là các thể chế chính sách có tính liên ngành, liên cấp, liên vùng chống đầu cơ đất đai, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị.

TP.HCM huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị

Tại các khu vực có vai trò động lực lan tỏa tăng trưởng sẽ được tập trung củng cố và nâng cao chất lượng phát triển đô thị. Mô hình tăng trưởng được thúc đẩy chuyển đổi từ bề rộng sang chiều sâu tại các đô thị lớn với hạ tầng đồng bộ và dẫn dắt chuyển đổi nền kinh tế số và các dịch vụ có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Các đô thị được chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh, thông minh, và thích ứng với giải pháp phù hợp với thực tiễn theo lợi thế cạnh tranh của từng đô thị.

Quan hệ đối tác đô thị – nông thôn được củng cố, thúc đẩy kết nối vùng và hợp tác giữa các đô thị trong chùm đô thị, đẩy mạnh hợp tác công – tư cũng như hợp tác quốc tế.

TP.HCM cũng lên kế hoạch ứng phó hiệu quả với các thách thức mới bao gồm chuyển đổi công nghệ, biến đổi khí hậu, cạnh tranh nước lớn, và cạnh tranh khu vực.

Thành phố sẽ giải phóng nguồn lực và tạo động lực mới để khu vực tư nhân và cộng đồng tham gia sâu rộng vào đầu tư nâng cao chất lượng phát triển đô thị.

Định hướng mô hình đô thị thân thiện với đi bộ

TP.HCM điều chỉnh cơ chế phân bổ đầu tư có trọng điểm trong hệ thống đô thị quốc gia. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối vùng, giao thông công cộng sức chở lớn để khai thác hiệu quả chùm đô thị ở vùng TP.HCM nhằm dẫn dắt quá trình đô thị hóa theo hướng cạnh tranh, sáng tạo, và hội nhập quốc tế.

Các đô thị trung tâm thứ cấp (đô thị loại I và một số loại II) được tạo điều kiện tận dụng cơ hội phát triển công nghiệp và dịch vụ cùng với sự cải thiện của mạng lưới hạ tầng giao thông và năng lượng quốc gia. Tập trung tháo gỡ và xây dựng các cơ chế giúp giải phóng sức sáng tạo và khả năng huy động nguồn lực tại chỗ tại các đô thị lớn.

Các đô thị nhỏ và trung bình ngoài các vùng kinh tế trọng điểm tập trung khai thác chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ gắn với du lịch. Tận dụng hạ tầng vùng ven đã có tại chỗ tránh phá đi làm lại, phát triển nhỏ gọn hiệu quả, tránh bê tông hóa tràn lan, đồng thời phát triển các chuỗi giá trị gia tăng của các đô thị nhỏ trong vùng đô thị lớn.

Hệ thống quy hoạch sẽ được đổi mới và kiểm soát phát triển tích hợp trên nền tảng số, huy động nguồn lực, và thúc đẩy hợp tác phát triển. Xây dựng cơ sở dữ liệu số trong quy hoạch và quản lý không gian. Các quy trình được rà soát và điều chỉnh nhằm nâng cao tính tích hợp trong giải quyết các vấn đề liên ngành, liên cấp và liên khu vực. Xây dựng khung pháp lý và quy trình lập quy hoạch và dự án để quy hoạch vừa có căn cứ thực tiễn, vừa tạo ra và huy động được nguồn lực để phát triển hạ tầng đồng bộ, thu hút sự tham gia thực chất của cộng đồng chuyên gia và các doanh nghiệp vào phát triển, đặc biệt là các dự án làm theo cơ chế hợp tác công – tư.

Các chính sách quản lý phát triển được đồng bộ, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, và bền vững. Xây dựng nền tảng dữ liệu mở, kết nối và hợp tác ở mức độ và cấp độ cao hơn trong sử dụng nguồn lực và giải quyết các vấn đề phức tạp quy mô lớn biến đổi nhanh. Điều chỉnh quy hoạch và phát triển dự án định hướng phát triển giao thông công cộng theo mô hình TOD (định hướng phát triển đô thị khai thác năng lực vận tải của hệ thống giao thông công cộng) giúp giảm phát thải, và sử dụng tiết kiệm quỹ đất.

Các chính sách về đánh thuế bỏ trống (đặc biệt với khu vực đã có hạ tầng), chống đầu cơ đất và găm giữ dự án, ràng buộc việc mở rộng với đầu tư hạ tầng kết nối, giám sát chặt mở rộng tràn lan trong ranh giới khoanh định rõ ràng hướng tới mô hình đô thị nhỏ gọn, thân thiện với đi bộ, tiếp cận thiên nhiên và không gian công cộng.

Nguồn lực từ đất đai được giải phóng, trao quyền

Cách thức quản lý mở rộng đô thị được điều chỉnh, để bảo vệ hạ tầng xanh, tăng cường sức chống chịu ứng phó với biến đổi khí hậu. Kiểm soát mở rộng đô thị, bảo vệ hạ tầng xanh, khu vực đất ngập nước, giảm bê tông hóa bề mặt diện rộng, lồng ghép quy hoạch, thực thi các giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác nguồn lực và sử dụng các giải pháp liên ngành, tăng cường sức chống chịu, quản lý không gian gắn với quản lý nguồn nước theo lưu vực, và xây dựng quan hệ không gian vùng nông thôn thành thị hài hòa.

Mô hình quản lý phát triển vùng ven được đổi mới trên ranh giới phát triển thực tế thay vì ranh giới hành chính. Vùng ven đã có kế hoạch phát triển đô thị cần áp dụng cơ chế kiểm soát phát triển đồng bộ để huy động nguồn lực đóng góp từ người dân để chuyển đổi đất ở quy mô nhỏ thích ứng với các dự án phát triển đô thị liền kề, tránh tình trạng da beo, và đảm bảo không gian chức năng phục vụ cho đô thị lõi.

Các vùng đô thị hóa cần ràng buộc trách nhiệm để chính quyền các địa phương hợp tác xử lý các vấn đề liên ngành liên cấp như bảo vệ nguồn nước, kết nối hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp, quản lý chất thải vùng, sử dụng tài nguyên (vật liệu xây dựng, tài nguyên khác), và đặc biệt là phát triển đồng bộ đất đai, vận tải công cộng, và logistics.

Nguồn lực từ đất đai được giải phóng, trao quyền, và thúc đẩy hợp tác. Mở rộng hành lang pháp lý và mô hình quản trị để khai thác cơ chế thu lại giá trị gia tăng từ đất (như quyền phát triển có thể chuyển nhượng, đóng góp điều chỉnh đất đai, thuế tài sản) khi đầu tư và cải thiện hạ tầng cơ sở (đường sắt đô thị, chống ngập, chỉnh trang đô thị).

Việc phân cấp và trao quyền tự chủ được đẩy mạnh để các chính quyền chịu trách nhiệm và sáng tạo trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hợp tác, dự án huy động nguồn lực và sự tham gia trong khu vực công, giữa khu vực công và tư, giữa các doanh nghiệp trong hệ sinh thái, cũng như giữa các đô thị lớn nhỏ, nông thôn và thành thị. Điều này nhằm gia tăng hiệu quả, là bài toán căn bản để phát huy cao hơn nữa khả năng của từng bên phục vụ cho cả xã hội.

___________

Bài liên quan

TP.HCM hợp tác với Hàn Quốc, Singapore phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở xã hội

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments