ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Bất động sản Featured

Luật Đất đai không theo kịp thực tế đời sống, sẽ sửa đến hơn 62%

Chia sẻ

Luật Đất đai dự kiến sẽ được sửa đổi đến hơn 62% nhằm phù hợp tình hình thực tế, trong đó nhiều chính sách có những quy định rất mới.

Sau 7 năm thực hiện, Luật Đất đai được đánh giá bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Chính phủ đề nghị đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Đó là những hạn chế như: nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, chưa phát huy đầy đủ. Việc thu hồi giá trị tăng thêm từ đất chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Nhiều dự án chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng, có tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.

Ngoài ra còn có: việc tiếp cận đất đai của tổ chức, cá nhân có những nơi còn khó khăn do chưa thực hiện đúng quy định. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư. Thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất còn yếu kém, thiếu đồng bộ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Đất đai sửa đổi) dự kiến sửa đổi, bổ sung 133/212 điều (chiếm 62,7%), giữ nguyên nội dung 79 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung 14 điều mới.

Nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm vào các nhóm chính sách:

– Làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai;

– Phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính;

– Phân loại đất theo mục đích sử dụng, theo không gian và chức năng sử dụng đất;

– Hoàn thiện quy định về các đối tượng sử dụng đất để đảm bảo đồng bộ thống nhất với các pháp luật khác có liên quan;

– Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Bảo vệ, cải tạo, nâng cao chất lượng đất đai;

– Thu hồi đất để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

– Hoàn thiện chính sách chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác;

– Đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn;

– Hoàn thiện quy định về quyền của người sử dụng đất và chế độ sử dụng các loại đất; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai.

___________

Theo Bộ Tài chính, nguồn thu từ đất đai năm 5 gần đây là: 2020 là 254.854 tỷ đồng (chiếm 16,85% tổng thu ngân sách nhà nước năm trong năm), năm 2019 là 232.689 tỷ đồng (16,49%), năm 2018 là 218.699 tỷ đồng (16,58%), năm 2017 là 185.957 tỷ đồng (15,34%); năm 2016 là 145.801 tỷ đồng (14,37%).

___________

Bài liên quan

Đề xuất gộp thủ tục hợp – tách thửa, chứng nhận quyền sử dụng đất

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments