ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Featured Nhà đẹp Nội – Ngoại thất

Những căn nhà độc đáo xây trong lòng tàn tích đổ nát

Chia sẻ

> Văn phòng ở Sài Gòn có 10 không gian làm việc tùy tâm trạng

Những công trình đổ nát theo thời gian lại là nguồn cảm hứng để các kiến trúc sư “điền” vào đó những hạng mục hiện đại, chúng đối nghịch mà hòa hợp với nhau không ngờ.

-1-

Thay vì khôi phục hoặc làm mới những bức tường gạch của ngôi nhà có từ thế kỷ XVIII ở Anh, gia chủ “luồn” căn nhà hiện đại vào bên trong những bức tường cũ.

Bức tường cũ được gia cố thêm chút ít bằng vật liệu tương thích, nhưng những vết nứt vẫn được giữ lại như một tàn tích của thời gian.

Các phần còn lại của công trình không có sự can thiệp nào, nhằm tôn vinh vẻ đẹp xưa cũ, đồng thời cho thấy công năng hiện đại của công trình.

-2-

Những bức tường đổ nát của nhà xưởng từ thế kỷ XIX ở Anh được giữ lại. Các kiến trúc sư đặt vào bên trong lòng nhà xưởng những cột thép để chống chịu và tạo không gian mới.

Cùng với đó, ván ép cũng được sử dụng để giữ nguyên kiến trúc cũ, để khối nhà làm nơi sinh hoạt, hội họp, thậm chí biểu diễn.

-3-

Công trình ở Tây Ban Nha này có khác một chút trong việc cải tạo dấu tích cũ. Theo đó, bức tường phía đông của di tích được phá bỏ để tạo hướng nhìn ra vùng nông thôn phía xa.

Các vật liệu mới gồm thép và kính được dùng để gia cố, cố định các bức tường, khoảng hở, các ô cửa hoặc che bớt những đổ nát hoang phế.

-4-

Đây là những bức tường đổ nát của một khu chăn nuôi và dệt may ở Mexico. Dưới bàn tay “phù phép” của kiến trúc sư, công trình này biến thành khối kiến trúc với nhiều công năng khác nhau.

Bên trong lớp tàn tích này là không gian dành cho hội họp, nhà hàng, phòng khiêu vũ, tổ chức sự kiện và cả nơi nghỉ dưỡng cuối tuần.

Bức tường cũ nát không chỉ được giữ lại mà còn trở thành hạng mục quan trọng góp phần cho vẻ đẹp ấn tượng của công trình.

-5-

Cung điện ở Romania này được xây dựng năm 1930, sau đó trở thành đống đổ nát vì trận hỏa hoạn năm 1995.

Năm 2012 công trình này được hồi sinh thành hội trường. Để lưu dấu những tàn tích cũ, kiến trúc sư thiết kế những cửa sổ trên cao để đón ánh nắng chiếu thẳng vào những mảng tường cũ.

-6-

Đây là tòa lâu đài có từ thế kỷ XIII ở Đan Mạch, bị phá hủy phần lớn vào năm 1800. Đến gần cả thế kỷ sau mới được trùng tu. Nhằm tôn vinh giá trị lịch sử, kể cả những phần bị hư hại, kiến trúc sư giữ lại cả những hạng mục đổ nát.

Kiến trúc sư dùng hệ thống cột chống đỡ cho công trình từ sàn nhà đến mái. Bên trong, tầng lửng được thiết kế để khách tham quan có được cái nhìn gần hơn với di tích ở các góc độ khác nhau.

Theo Architizer

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments