ĐANG TẢI TRANG

Gõ từ khóa tìm kiếm

Doanh nghiệp Featured

Tình cảnh làm ăn trái ngược của Coteccons và Vinaconex

Chia sẻ

> Công bố top doanh nghiệp xây dựng, vật liệu, bất động sản đứng đầu
> Cổ phiếu Vinaconex tăng 7% trong ngày đầu lên sàn HoSE

Coteccons không nợ ngân hàng nhưng năm qua làm ăn “bết bát”, trong khi đó Vinaconex tăng nợ lên đến 12.472 tỷ đồng nhưng lãi gấp đôi so với kế hoạch.

Coteccons không hoàn thành doanh thu và lợi nhuận hợp nhất

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons vừa công bố thông tin kinh doanh quý IV/2020, với kết quả sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, doanh thu thuần của Coteccons chỉ đạt 4.296 tỷ đồng, giảm tới 42% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 94 tỷ đồng, thấp hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có biên lợi nhuận gộp cải thiện tăng được 1,6%

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của Coteccons đạt 14.597 tỷ đồng, giảm 38% so với năm 2019. Lợi nhuận gộp đạt 866 tỷ với biên lãi gộp 5,9%, cao hơn so với mức 4,4% của năm trước.

Trừ các loại chi phí, thuế, lãi ròng năm 2020 của Coteccons đạt 463 tỷ, thấp hơn 35% so với năm trước. Đây là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận sau thuế của công ty này đi xuống, đồng thời là năm ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất từ sau 2014.

Nhiều dự án bất động sản giãn tiến độ xây dựng do chịu tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm khiến doanh thu của Coteccons bị ảnh hưởng. Công ty này cho biết doanh thu giảm sút nhưng chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh do phải trích lập dự phòng nợ khó đòi.

Coteccons không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu hợp nhất 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 600 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Coteccons đạt 14.200 tỷ đồng, giảm 2.000 tỷ sau một năm. Trong đó, chênh lệch chủ yếu đến từ việc lượng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 1 năm giảm 1.400 tỷ và các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 800 tỷ. Hiện Coteccons có 1.850 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn và gần 1.400 tỷ đồng tiền mặt.

Coteccons vẫn duy trì chiến lược không vay nợ sau khi nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương rời khỏi công ty đầu tháng 10/2020. Đây là doanh nghiệp hiếm hoi có doanh thu hơn 10.000 tỷ nhưng không có khoản vay ngân hàng nào.

Vinaconex báo lãi tăng gấp đôi so với kế hoạch

Cùng quý IV/2020, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) công bố doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.692 tỉ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn báo lãi sau thuế 261,3 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính của Vinaconex tăng 58%, đạt gần 140 tỷ đồng, trong khi các khoản chi phí về tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm lần lượt 39%, 45% và 22% so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 của Vinaconex đạt 3.062 tỷ đồng, cao gấp 12,2 lần so với năm 2019. Trong đó chiếm đến 92,8%, là lãi do chuyển nhượng công ty con, liên doanh liên kết 2.841,7 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2020, Vinaconex báo lãi sau thuế 1.712 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với kế hoạch.

Tổng tài sản của Vinaconex hiện đạt 19.659 tỷ đồng, tăng khoảng 340 tỷ đồng so với đầu năm 2020. Trong đó, tiền, các khoản tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng và trái phiếu ngắn hạn tăng 1.252 tỷ đồng, lên 3.553 tỷ đồng, chiếm 18% tổng tài sản.

Tính đến cuối năm 2020, nợ phải trả của Vinaconex là 12.472 tỷ đồng, tăng 7,7% so với đầu năm. Riêng vay và nợ thuê tài chính là 4.408 tỷ đồng, chiếm tới 22,4% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 2.191 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Vinaconex tiếp tục đẩy mạnh mảng xây lắp với các dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam phía Đông (gói XL03 Phan thiết – Dầu giây, XL04 Vĩnh Hảo – Phan thiết, XL14 Mai Sơn – QL45), dự án tổ hợp nghỉ dưỡng Mikazuki Spa& Hotel Resort – Đà Nẵng, dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn…

Ngoài ra, Vinaconex sẽ hoàn thiện thủ tục đầu tư, dự kiến thi công dự án khu đô thị đại lộ Hòa Bình kéo dài tại Móng Cái, dự án Cát Bà Amatina, dự án khu chung cư cao cấp 93 Láng Hạ.

0 0 votes
Article Rating
Thẻ
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments